* Đêm nhạc Trịnh Công Sơn ” Gọi tên bốn mùa” tại sân Hoa Lư, ngày 30 March, 2019.
Sáng ngày 01 April, 2019, báo chí Sài Gòn tràn ngập tin tức và hình ảnh của đêm nhạc TCS tại sân Hoa Lư. Vẫn còn cảm giác phiêu bồng của đêm qua, Thôn cũng muốn viết chút gì về đêm nhạc.
Bích đến tận nhà đưa vé cho Th. Hẹn nhau đi dự đêm nhạc Gọi tên bốn mùa tổ chức ngày 30 March, 2019 ở sân Hoa Lư. Hẹn hò là thế, ấy vậy vô sân rồi lại lạc mất nhau. Thôi đành yên vị nơi hàng ghế áp chót, không dám đi lung tung sợ mất chỗ. Ngồi yên một chỗ, nhìn ngắm để cảm nhận sự kết nối vô hình của 20,000 con người yêu nhạc Trịnh. Ở đây, dù không quen nhau mà mọi người vẫn say sưa kể cho nhau nghe những mẫu chuyện về TCS, cùng nhau lẩm nhẩm hát nhạc Trịnh. Cùng nhau bùi ngùi như đã mất một cái gì quý báu và như vẫn còn mãi cái gì quý báu đó. Mất mà như không mất. Đêm nhạc vẫn bàng bạc một màu nhạc Trịnh.
*Thôn cảm nhận sự gắn kết giữa mọi khán giả trong đêm nhạc Trịnh.
Dàn âm thanh đỉnh quá, âm thanh bao trùm cả sân vận động, bay lên và tỏa xuống, không mất đi chút âm vang nào ra ngoài. Màn hình led thiết kế công phu theo nội dung từng bài hát. Một loạt ca sĩ được công chúng ái mộ: Đức Tuấn, Quang Dũng, Đồng Lan, Lân Nhã…, hai cha con tay kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn và An Trần. Bằng Kiều, Lệ Quyên thì không có duyên với nhạc Trịnh tí nào.
Nhưng Th. thích nhất các nhóm nhạc tự do, chơi vào buổi chiều trước giờ diễn sô chính. Ghita mộc, hát đúng chất nhạc Trịnh.
Không biết sẽ có đông người tham dự với đủ mọi thành phần: già- trẻ, học thức- bình dân như thế này nếu đêm dành cho một nhạc sĩ khác ? May ra có nhạc sĩ Ngô Thụy Miên …
* Một trong nhiều nhóm nhạc hát ở sân Hoa Lư, chiều 30 March, 2019- trước khi sô diễn chính thức vào buổi tối.
* Khán giả bật sáng điện thoại khi sân khấu tắt đèn cho phút
tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sài Gòn.
01 March, 2019
Trần thị Thôn
Đúng chất của nhạc Trịnh là ngẫu hứng và trầm lắng với đàn thùng. Nhạc Trịnh cũng đang được làm mới với phong cách trẻ!!! Tốt thôi. Điểm tích cực là sự lan tỏa qua nhiều thế hệ của dòng nhạc này, còn phong cách có tồn tại dài lâu lại là chuyện khác. Sau khi chào đón cách mạng với “Nối Vòng Tay Lớn” trưa ngày 4/30/75 trên làn sóng radio, ông về Huế ‘lao động’ và suýt bỏ mạng, nếu không nhờ sự thương hại của vài người có tí quyền. Nay Huế đang chọn một miếng đất đẹp để cải táng mộ ông. Thế đấy! Người nhạc sĩ tài hoa của Sàigòn và Huế ạ!
Th. có cảm nhận rõ nét đấy. Không phải là ‘phá’ nhưng giọng của BK và TLam không thích hợp lắm với nhạc Trịnh. Nhìn TLam ‘nai tơ’ xoay vòng cánh bướm ‘rống’ Dấu Chân Địa Đàng người nghe thật ái ngại.
Các bạn tìm nghe Trường ca DÃ TRÀNG CA của TCS. Rất hay.
Đã có nhiều thông tin và nhận xét về nhạc sĩ TCS . Nhưng Thôn tâm đắc nhất một nhận xét của nhà báo Hoài Nam trong chương trình “70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam” trên đài SBS radio (Úc Châu). Hoài Nam nói rất gọn: “Giá mà nhạc sĩ TCS sau năm 75, ông đừng nói những gì không nên nói và đừng làm những gì không nên làm, thì có lẽ ông xứng danh là một nhạc sĩ thiên tài…”
Vậy đó, yêu nhạc nhưng chớ có yêu người…
Có dịp đi dự Đêm Nhạc TCS như thế thật thích
DT thích nghe nhạc Trịnh tư lúc Ca sĩ Khánh Ly về hát trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân Mỹ Tho , lúc đó DT hoc lớp Đệ Ngủ, Đệ Tứ gì đó, thấy cô KL hút thuốc ngồ ngộ trong lúc giải lao dưới sân khấu,.Bỗng nhớ lại kỷ niệm xưa ❤️